Chương trình Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

Chương trình Dịch thuật Kinh điển Phật giáo


Chương trình Chứng chỉ Tốt nghiệp Dịch thuật Kinh điển Phật giáo cung cấp sự hiểu biết thấu suốt các văn bản Phật giáo thông qua việc đọc và thực hành dịch thuật.


Hơn hai ngàn năm qua, dịch thuật là một phần không thể thiếu trong lịch sử và truyền thừa của Phật giáo. Ví dụ, khi Phật giáo lần đầu tiên từ Ấn độ đến Trung Quốc, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là dịch kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Công việc này thường được tiến hành trong các hội đồng lớn: chẳng hạn như Quốc sư Kumarajiva đã lãnh đạo một hội đồng gồm hơn 800 người dịch hàng chục văn bản trong hàng trăm cuộn kinh trong hơn một thập kỷ. Được mô phỏng theo các hội đồng dịch thuật thời cổ đại, Chương trình Chứng chỉ Dịch Thuật Kinh điển Phật giáo quy tụ những nhân tài trong nỗ lực hợp tác nghiên cứu và dịch thuật các văn bản Phật học. 


Những kinh điển Phật giáo được xem như một phần trong bánh xe Pháp dẫn đến trí huệ và sự giải thoát, đây cũng được xem như là một bộ công cụ để chuyển hoá bản thân. Tiếp cận các văn bản trên tinh thần này, Chứng chỉ Tốt nghiệp Dịch thuật Kinh điển Phật giáo coi việc dịch như một cơ hội để đi sâu vào ý nghĩa của từng văn bản, đồng thời nâng cao sự hiểu biết thông qua các tương tác chủ động. 


Chương trình chứng chỉ kéo dài hai học kỳ tích hợp việc dịch các kinh điển Phật giáo và nghiên cứu, thực hành và phục vụ trong môi trường tu viện. Chương trình giảng dạy bao gồm bốn khoá: giới thiệu về lý thuyết và ứng dụng dịch thuật trong quá khứ và hiện tại; các phương pháp và lý thuyết diễn giải và phân tích; hội thảo chuyên đề về sự thấu hiểu các kinh điển Phật giáo, Trung Quốc và phương Tây; và một hội thảo dịch thuật ứng dụng. 

Kết quả đầu ra của chương trình

Chứng chỉ tốt nghiệp dịch thuật Phật giáo sẽ giúp sinh viên có khả năng:


Cuộc sống trong khuôn viên trường và các yêu cầu của trường: