Thạc sĩ Kinh điển Phật học
Thạc sĩ về Kinh điển Phật học
Chương trình Thạc sĩ Kinh điển Phật học cung cấp sự hiểu biết thấu đáo về Phật giáo thông qua việc đọc kỹ và phân tích cẩn thận các nguồn tài liệu chính quy: sutra/ suttas, abhidharma và sastras, và các văn bản sila.
Việc chọn các văn bản chính và thứ tự nghiên cứu đặt ra một câu hỏi cho các vị Phật tử ngay từ đầu: làm thế nào để biên soạn các giáo lý? Đức Phật sống ở vùng Đông Bắc Bihar và Uttar Pradesh của Ấn Độ, qua đời vào khoảng 400 năm trước Công nguyên và không để lại bất kỳ văn bản nào. Thuở ban đầu, không có bộ kinh thánh nào được Đức Phật sử dụng, hoặc thậm chí viết ra. Các bài giảng, đối thoại, câu chuyện, những chỉ dẫn về đạo đức, và các bình luận mà được sưu tầm ngày nay đều được truyền nhau qua phương pháp truyền miệng lúc ban đầu. Truyền thống bằng văn tự đã không xuất hiện cho đến nhiều thế kỷ sau.
Thạc sĩ về Kinh điển Phật học bao gồm các khoá học từ bốn nhánh riêng biệt:
1. Kinh điển Phật học (7 khoá)
Vào đêm trước khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài đã chỉ thị cho các học trò của mình rằng hãy xem “người thầy" tiếp theo của họ không phải là một cá nhân, mà là “những lời dạy" - những triết lý và thực hành đưa đến sự tự hiểu biết và sự thấu suốt về bản chất của thực tại. Khối lượng kiến thức khổng lồ này, ban đầu được lưu giữ qua truyền thống truyền miệng, dần dần kết hợp thành một bộ các tác phẩm được gọi là tam tạng kinh điển Phật giáo. Trên phương diện này, việc nghiên cứu Phật giáo được nhấn mạnh không chỉ đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà còn là tư tưởng triết học và môn học sống động.
2. Thông diễn học so sánh
Thông diễn học khảo sát các cách tiếp cận phương pháp luận đối với lý thuyết và tính ứng dụng trong việc diễn giải những trải nghiệm đến từ đường lối tư duy học thuật, văn hoá và trí tuệ của phương Tây. Đặc biệt là kiểm chứng hàm ý của các cấu trúc, chiến lược và khuôn khổ này nhằm hiểu rõ và trình bày tính ứng dụng và kinh điển Phật giáo. Các buổi hội thảo cũng không ngừng khai thác các vấn đề như làm thế nào để Phật pháp có thể thâm nhập vào sự phát triển đương đại trong lĩnh vực khoa học, triết học, tâm lý học, và tôn giáo.
3. Thông diễn học Phật giáo
Thông diễn học Phật giáo tập trung vào việc định nghĩa và ứng dụng các khuôn khổ lý thuyết, các mô hình diễn giải, và các yếu tố thực nghiệm trong các cuộc nghiên cứu bắt nguồn trực tiếp từ các nguồn tài liệu và truyền thống Phật giáo. Các văn bản đi kèm với quy tắc phản biện có hệ thống của quá trình nghiên cứu - có đặc điểm là thăm dò nghiêm ngặt, đặt vấn đề một cách căn cơ, và phân tích cẩn trọng cả đối tượng được nghiên cứu (văn bản) và cả đối tượng nghiên cứu (người đọc văn bản).
Các văn bản tự chúng sẽ đưa ra các câu hỏi hơn là các câu trả lời mang tính áp đặt. Đức Phật đã thực sự nói gì? Bằng cách nào để chúng ta biết được? Quyền lực nằm ở đâu? Vai trò của nghi ngờ là gì? Làm thế nào để mỗi cá nhân xây dựng một thế giới có ý nghĩa, và làm thế nào để thế giới có thể được chuyển hoá thành một nơi của sự khai phóng?
Mỗi khóa học đều nhấn mạnh sự chủ quan mang tính phản biện - một cách tiếp cận đòi hỏi phải đọc kỹ các nguồn tài liệu chính thức, cộng với trải nghiệm của bản thân trong các bài tập thiền và thực hành chánh niệm. Công cụ thông diễn học độc nhất này cho phép sinh viên thấu hiểu đầy đủ hơn về giáo pháp nhà Phật, cũng như văn bản luận triết học và các phương pháp nghiên cứu khác.
4. Ngôn ngữ
Các khóa học bằng tiếng Phạn hoặc tiếng Trung Quốc cổ điển sẽ đưa sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm chính thống bằng chính ngôn ngữ nguyên bản được viết trên các tác phẩm này. Mục tiêu của các lớp Hướng dẫn ngôn ngữ này không phải là sự thông thạo tiếng Trung Quốc hay tiếng Phạn, mà là mở ra cánh cửa tiếp cận các văn bản Phật giáo bằng chính ngôn ngữ gốc nhằm giúp sinh viên trải nghiệm những âm vang trực tiếp và vi tế của các ý tưởng và vấn đề căn bản mà chúng nêu ra.